Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Nắm bắt cơ hội



Trong cùng một hoàn cảnh, người giàu và người nghèo có những cách nhìn khác nhau hoàn toàn. Người giàu nhìn đâu cũng thấy cơ hội trong khi đó người nghèo nhìn đâu cũng thấy khó khăn.


Người giàu luôn thấy được những khả năng thành công trong khi người nghèo chỉ thấy khả năng thất bại. Người giàu chỉ nghĩ đến thành công trong khi người nghèo chỉ biết đến những rủi ro có thể xảy ra.

Người nghèo chọn lối đi dựa trên sự lo sợ. Họ luôn nghĩ đến tất cả những khả năng xấu nhất có thể xảy ra. Trong đầu họ dường như lúc nào cũng thường trực câu: “Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không thành công?”

Người giàu luôn có trách nhiệm đối với những gì mình làm. Họ hành động dựa trên suy nghĩ: “Tôi sẽ thành công vì tôi buộc sự việc phải diễn tiến như thế!”.

Người giàu không trông chờ vào thành công mà luôn làm mọi việc để thành công. Họ tin vào năng lực của mình. Họ tin vào tính sáng tạo của mình và họ tin vào khả năng thành công của mình.

Nói tóm lại, càng muốn thành công thì càng phải mạo hiểm. Mạo hiểm nhưng không hề phiêu lưu. Người giàu luôn thấy được cơ hội thành công nên họ sẵn sàng mạo hiểm. Họ luôn tin rằng nếu không may thất bại đến khánh tận tài sản họ vẫn đủ khả năng lấy lại những gì đã mất.

Trong khi đó người nghèo lại nghĩ khác. Họ cho rằng nếu không thành công thì cuộc sống sẽ trở thành địa ngục. Họ cũng luôn nhìn thấy những khó khăn, trở ngại do đó họ ít dám mạo hiểm. Không mạo hiểm thì không thể có được những thành công lớn. Thật đơn giản!

Một khác biệt nữa trong cách suy nghĩ của người giàu và người nghèo là: Người giàu nghĩ đến những gì họ muốn trong khi người nghèo nghĩ đến những thứ họ không muốn. Người giàu thấy được tất cả những cơ hội cho nên họ dễ dàng tiếp cận với những cơ hội có. Điều duy nhất làm họ bận tâm là làm sao tận dụng hết tất cả những cơ hội họ thấy được.

Ngược lại, người nghèo chỉ nghĩ đến những khó khăn, trở ngại có thể sẽ gặp phải. Do đó, cơ hội ngày càng xa dần. Khi ấy, khó khăn sẽ càng vây quanh và họ chỉ còn đủ sức để giải quyết những khó khăn dồn dập này mà không còn biết gì khác nữa.

Hãy tận dụng hết tất cả những cơ hội mà bạn thấy được.

Không ai có thể biết trước chính xác tất cả những gì sẽ xảy ra trong tương lai của mình. Sẽ là ảo tưởng nếu bạn nghĩ rằng mình có thể ứng phó với tất cả các tình huống sẽ xảy đến. Vũ trụ này không bao giờ tồn tại và vận động mãi theo một chiều cố định. Đời người cũng có lúc thăng, lúc trầm. Chắc chắn bạn sẽ gặp hết biến cố này đến biến cố khác mà hiện tại bạn không thể lường hết được. Hãy bước vào cuộc chơi với tất cả những gì bạn đang có. Đừng chờ khi đã biết tất cả rồi mới hành động.

“Người khác làm được thì ta cũng làm được”.

Người thành đạt luôn xem những người thành đạt khác là tấm gương tốt để noi theo, là mục đích, là động lực để họ phấn đấu. Họ thường nói với chính mình: “Người khác làm được thì ta cũng làm được”.

Người giàu cũng luôn bày tỏ lòng biết ơn với những người đã thành đạt trước đó. Những người đi trước đã để lại toàn bộ những tri thức làm giàu để họ học theo. Trong vấn đề làm giàu, có những quy luật thành công của người khác để lại. Ta chỉ cần áp dụng những quy luật ấy mà không cần phải chứng minh nữa.

Người nghèo, khi nói đến những người thành đạt, thường hay đem ra đánh giá, phê bình, châm biếm và nhất là cố gắng hạ thấp những thành công đó. Họ không biết học cái hay của người giàu mà chỉ cố sức gán cho người giàu những thói xấu. Làm sao bạn có thể học hỏi từ một người mà bạn đánh giá thấp.

Trước hết đừng bao giờ ép buộc những người thiếu tích cực thay đổi. Đó không phải là nhiệm vụ của bạn. Việc bạn cần làm là cải thiện hoàn cảnh của mình trước đã. Khi đã tiến bộ, bạn sẽ trở thành tấm gương để họ tự động noi theo. Lúc đó, họ sẽ thành tâm tự nguyện thay đổi. Khi ấy nếu họ cần biết điều gì, bạn hãy chỉ bảo cho họ.

Thứ hai là hãy bình tĩnh, kiên định và luôn giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy xem những thái độ trái ngược đó là môi trường để thử thách lòng kiên định của mình.

Kiên định, bình tĩnh, và luôn giữ đầu óc tỉnh táo,
những đức tính cần thiết của một người thành đạt.


Như chúng ta đã biết, học hỏi người khác không phải chỉ là noi gương theo những cái hay của họ. Học hỏi còn là thấy được cái sai, cái hạn chế của người khác mà tránh. Trong trường hợp này cũng thế. Người khác càng thụ động bi quan, tiêu cực, bạn càng phải chủ động, tích cực. Cách suy nghĩ bi quan, tiêu cực như thế là hoàn toàn sai.

Tuy nhiên, đừng nên phê phán họ, đánh giá thấp họ, bởi vì nếu bạn làm như thế bạn cũng không khác gì họ. Hãy bao dung và tự làm tấm gương tốt cho họ noi theo. Đó mới là cách ứng xử đúng đắn nhất.

Vì sao người giàu lại luôn kết thân với những người thành đạt, còn người nghèo thì làm bạn với những người thất bại? Có thể lý giải vấn đề này ở hai tiếng “thoải mái”. Người giàu cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên cạnh những người thành đạt. Họ cảm thấy mối quan hệ này là hoàn toàn đáng giá.

Ngược lại, người nghèo cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với người thành đạt. Họ luôn có cảm giác khó chịu, bất an vì không tương xứng. Khi ấy, để bảo vệ cái tôi của mình, họ chuyển sang đánh giá và phê phán người giàu.

Để “nhiễm” tư tưởng tích cực của người thành đạt, bạn hãy
tạo cho mình những mối quan hệ, những cơ hội tiếp xúc với họ.


Tóm lại, nếu muốn làm giàu hãy thay đổi tư tưởng cũ, hãy thay đổi chính con người bạn. Hãy tin tằng bạn cũng xuất sắc như những người thành đạt. Làm như thế để làm gì? Để không cảm thấy bất an, không thoải mái khi ở cạnh người giàu. Một khi đã hòa hợp được như thế, bạn sẽ dễ dàng học hỏi, dễ dàng “nhiễm” những tư tưởng tích cực của họ
Xem tiếp bài viết này!